Trong ngày đầu tiên, nhiều lần phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện phải tạm dừng vì sự kích động của người thân các nạn nhân. Gia đình bị hại muốn sát thủ Luyện phải bị trừng trị ở mức án cao nhất và luôn cho rằng Luyện có đồng phạm.
* Toàn cảnh phiên xử Lê Văn Luyện
Hôm nay 11/1, TAND tỉnh Bắc Giang sẽ chính thức chuyển sang phần tranh luận. Nhiều người thân gia đình bị hại và các luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị hại tin rằng một số vấn đề mới trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng này sẽ tiếp tục được hé mở trong phiên tòa hôm nay.
Luật sư Trần Chí Thanh, đoàn luật sư Hà Nội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại, cho biết trọng tâm phần tranh luận ngày hôm nay, luật sư sẽ cố gắng làm rõ xem ngoài Luyện còn đồng phạm nào nữa hay không.
Đây là vấn đề được đặt ra ngay từ khi vụ án mới bắt đầu được khám phá. Ngay cả trước khi diễn ra vụ xử Luyện 1 ngày, cả ông nội của cháu Bích và ông nội của Lê Văn Luyện đều tin rằng một mình Luyện không thể đủ sức giết cả 3 người.
Trong phiên tranh luận, đại diện của bị hại sẽ đưa ra những quan điểm của mình về việc có hay không hung thủ thứ hai trong vụ án này, trình bày những điều còn chưa làm rõ trong quá trình điều tra.
Cũng trong ngày đầu tiên xét xử, Luyện đã cúi đầu nhận tội và xin lỗi tới gia đình nạn nhân. Những giọt nước mắt lần đầu tiên rơi xuống từ khóe mắt của tên sát thủ máu lạnh. Đây là điều bất ngờ đối với những người trong phiên tòa bởi từ khi bước vào phiên tòa, trước sự phẫn nộ cao độ của nhiều người, Luyện vẫn bình thản đến đáng sợ. Ngay cả trong tiếng gào thét “Phải giết tên sát nhân Luyện”, “Mạng đổi mạng”, “Tên Luyện phải chết”… Luyện vẫn giữ một bộ mặt không bộc lộ cảm xúc.
Nhân chứng duy nhất của vụ án là cháu Trịnh Thị Bích, cũng là bị hại duy nhất còn sống sót, đã không có mặt. Mẹ của Luyện là bà Trương Thị Thơm và em trai bị cáo Lê Văn Luyện cũng không có mặt. Trước đó, có tin cho rằng sau khi Luyện bị bắt vì tội ác quá dã man, bà Thơm đã có dấu hiệu của bệnh thần kinh.
Người đại diện của gia đình bị hại cũng yêu cầu Lê Văn Luyện phải bồi thường 1.683.5 triệu đồng. Ngoài ra còn phải nuôi dưỡng cháu Trịnh Thị Bích suốt đời.
Ngày đầu tiên, phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện và các bị can đã kết thúc ở phần xét hỏi. Lê Văn Luyện và các bị cáo đều không biện minh gì cho hành vi phạm tội của mình. Ngay từ khi đại diện VKSND tỉnh Bắc Giang đọc bản cáo trạng, toàn bộ diễn biến vụ án man rợ được dựng lại, tái hiện tội ác dã man của Lê Văn Luyện khiến thân nhân các nạn nhân vật vã đau đớn, gào thét, gây náo loạn cả phòng xét xử.
Gia đình các nạn nhân không đồng tình với một số điểm của bản cáo trạng, cho rằng bản cáo trạng thiếu sót chi tiết chiếc túi xách và một chiếc điện thoại nữa của vợ chồng nạn nhân. Đặc biệt, thân nhân các nạn nhân phản ứng chi tiết trong lúc vật lộn giằng co với Lê Văn Luyện, anh Trịnh Thành Ngọc đã đâm nhầm vào chị Chín, vợ mình.
Mỗi câu trả lời của Lê Văn Luyện về thời khắc sát hại một người tại tiệm vàng Ngọc Bích khiến cả phòng xét xử hỗn loạn, phẫn nộ. Ông Trịnh Văn Tín, bố anh Trịnh Thành Ngọc, đề nghị HĐXX để Lê Văn Luyện nhìn lại di ảnh của những nạn nhân bị chính tay y giết hại. Luyện không một lần dám ngoảnh đầu lại.
Phần xét hỏi các bị cáo khác tại phiên tòa không có nhiều đột biến. Bị cáo Lê Văn Miên, bố của Luyện, không có ý kiến gì với phần cáo trạng dành cho mình cũng như tội danh bị truy tố mà chỉ thanh minh về việc không trình báo cơ quan chức năng sau khi phát hiện Luyện là hung thủ là muốn để khi nào bắt giữ được Luyện sẽ giao nộp cho cơ quan công an.
Hai vợ chồng bị cáo Lê Thị Định và Lê Văn Nghi chỉ một mực khai nhận rằng do ở vùng sâu, vùng xa không hiểu biết pháp luật và cũng không nghĩ rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật nên giờ mới phải đứng trước vành móng ngựa.
Bắt đầu từ 8 giờ sáng nay 11/1, phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện và các bị cáo tiếp tục diễn ra tại phòng xét xử số 2 - TAND tỉnh Bắc Giang. Sau phần tranh luận sáng nay việc nghị án và tuyên án sẽ diễn ra trong buổi chiều cùng ngày. Điều mà dư luận quan tâm nhất tại phiên tòa lần này là lời nói cuối cùng của sát thủ Lê Văn Luyện trước tòa trước khi HĐXX chuyển sang phần nghị án.
7h40: Lê Văn Luyện được đưa đến nơi xét xử. Người nhà nạn nhân tiếp tục lao vào quyết liệt đòi "ăn thua" với Luyện. Lực lượng cảnh sát phải đưa luyện vào phòng dành cho Kiểm sát viên và được bảo vệ nhiều lớp, chờ phiên tòa tiếp tục.
Bị gia đình nạn nhân "quây", Luyện được đưa vào phòng dành cho KSV, được cảnh sát bảo vệ nhiều lớp
Đáng chú ý, khi vừa được đưa từ xe chở phạm vào phòng xét xử, Luyện vừa ngồi xuống thì bị người nhà nạn nhân lao vào đánh nhưng các chiến sĩ cảnh sát bảo vệ đã đỡ đòn cho Luyện.
7h45: Luyện được đưa từ phòng Kiểm sát viên vào phòng xử án. Bất ngờ, Luyện nở một nụ cười khá tươi với một chiến sĩ cảnh sát.
7h50 HĐXX bắt đầu làm việc.
Tòa hỏi Hoàng Văn Trai và Đinh Văn Dư là những người đưa Luyện sang Trung Quốc. Hai người này nói rằng không biết Luyện gây án và bỏ trốn nên mới nhận lời đưa đi.
Nhân chứng Vũ Thị Miến: giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra nhưng xin bổ sung chi tiết khi phát hiện sự việc, trên tầng 2 nhà nạn nhân một cánh cửa sổ đóng, một cách mở.
Nhân chứng Hoàng Thị Liên: Cháu bị làm sao? - Cháu ngã ngoài Hà Nội,
Sao không khâu ngoài Hà Nội mà về đây khâu? Luyện không nói gì.
Nhân chứng Trương Văn Tám: Sáng 24/8, không thấy gia đình chị Chín dậy, tôi leo qua lan can sang tầng 3 nhà chị Chín, vén tấm rèm cửa sổ thấy chị Chín chết, tôi quay ra ngay, điện thoại cho mọi người.
Nhân chứng Đặng Hòa Nhã: Tôi bế cháu Bích xuống cầu thang, cháu rất tỉnh táo, còn hỏi bố cháu đâu, mẹ cháu đâu.
Nhân chứng Nguyễn Thị Nga: Tôi đến hiện trường, thấy bác Nhã đang bế cháu Bích xuống, tôi chạy theo hỏi cháu, cháu Bích nói thấy hai thằng úp mặt bố mẹ cháu vào tường, nhưng chi tiết này trong cáo trạng không có.
Thẩm phán công bố lời khai của cháu Bích:
Ngày 31/8, tại Bệnh viện Việt Đức, cháu Bích khai, thời điểm xảy ra vụ án, cháu thấy trong nhà có hai người, ngoài chú cao to, còn có một chú thấp hơn, tóc buộc sau gáy, dáng người nhỏ, cháu không quen, mặc áo sáng màu, cộc tay, quần màu tối, đi chân đất, cháu và bố mẹ cháu dậy đã mất điện nên không nhìn rõ mặt.
11h ngày 31/8 cũng tại Bệnh viện Việt Đức, Bích khai, cháu chỉ biết một chú đi vào phòng giật điện thoại trên tay cháu, chém cháu, và có cảm giác ngoài phòng còn một chú khác, cao hơn bố cháu nhưng gầy hơn. Khi nghe tiếng mẹ gọi trên tầng 3 cháu định chạy lên nhưng được mấy bước thì thấy con dao rơi xuống, cháu sợ không dám lên.
8h30, đại diện VKS lần lượt hỏi các bị cáo Lê Thị Định, Dương Thị Lược để làm rõ những tình tiết liên quan đến vụ án.
Luật sư Phạm Xuân Anh hỏi bị cáo Luyện:
- Ai là người đưa bị cáo đi Lạng Sơn mua dao, phớ và ba lô? - Bạn của bị cáo, tên là Giang.
- Con dao díp, đèn pin mua ở đâu? - Ở Lục Ngạn, Bắc Giang.
- Sau khi giết gia đình anh Ngọc, bị cáo lấy mấy lần? - Một lần.
- Lấy mấy ngăn? - 3 ngăn
- Tại sao ngăn còn lại không lấy nốt? - Tủ khóa nên không mở được.
LS. Nguyễn Anh Sơn hỏi bị cáo Hợp:
- Bị cáo nói với Luyện những gì? - Bị cáo hỏi Luyện "mày đánh nhau à hay lại dính vào chuyện cướp vàng?", Luyện chối.
Hợp thành thật nói, "tôi cũng là một nạn nhân của Luyện thôi, đã chia sẻ với gia đình bị hại nhưng không dám đến nhà mà ra cơ quan thi hành án nộp 5 triệu đồng".
Bị cáo Dương Thị Lược là người đầu tiên trong phiên tòa này nói lời xin lỗi gia đình bị hại, mong bị hại tha tội cho mình.
8h35: Vị đại diện Viện Kiểm sát hỏi về sự lệch nhau trong ngày sinh của Luyện, trong giấy khai sinh thì ghi 18.10.1993, trong hộ khẩu lại là tháng 3.1993. Luyện khai là do nhầm lẫn khi làm sổ hộ khẩu.
Công tố viên tiếp tục chuyển qua hỏi Trương Thanh Hồng và Dương Thị Lược, các bị cáo này thừa nhận nghi ngờ Luyện gây án nhưng không hỏi và sau đó thì biết rõ nhưng không báo công an vì sợ và vì tình càm họ hàng.
9h10: Luật sư bị hại hỏi Lê Văn Luyện những câu hỏi đi sâu vào chi tiết quá trình trước, trong và sau khi gây án. Luyện trả lời rành rọt từng chi tiết một mà không mảy may xúc động.
Các luật sư bảo vệ quyền lợi bị hại cho rằng bị cáo Luyện đã gây ra mất mát quá lớn cho gia đình nạn nhân.
Khi luật sư bị hại hỏi "Đứng ở đây, với tội ác quá lớn của mình bị cáo thử quay lại nhìn sự đau đớn của người nhà nạn nhân như thế nào?", Luyện cúi đầu im lặng.
9h48: Trong phần cuối xét hỏi, chủ tọa phiên tòa hỏi Lê Văn Luyện: "Gia đình bị hại yêu cầu bồi thường 1,63 tỷ đồng, trợ cấp cháu Bích suốt đời, bị cáo có suy nghĩ thế nào về ý kiến này?".
Bị cáo Luyện đồng ý bồi thường và chấp nhận tất cả yêu cầu của gia đình bị hại.
9h50: Kết thúc phần xét hỏi, vị đại diện viện kiểm sát công bố bản luận tội đối với các bị cáo.
10h15: Viện Kiểm sát cho rằng hành vi phạm tội của bị cáo Luyện là đặc biệt nghiêm trọng nên phải nhận mức án nghiêm khắc nhất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do Luyện phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi nên mức phạt cao nhất chỉ là 18 năm tù.
10h20: Do thời điểm gây án, Luyện đang ở độ tuổi vị thành niên, đại diện VKS đề nghị HĐXX mức hình phạt 18 năm tù về tội giết người, 18 năm tù về tội cướp tài sản, 6 - 8 năm tù về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt chung là 18 năm tù đối với Luyện, bồi thường 325 triệu đồng và trợ cấp nuôi cháu Bích với mức 1 triệu đồng/tháng.
Viện kiểm sát đề nghị hình phạt dành cho các bị cáo: Lê Văn Miên: 42 - 48 tháng tù, Trương Thanh Hồng: 24- 30 tháng tù; Lê Thị Định: 18 - 24 tháng tù; Lê Thành Nghi: 15 - 18 tháng treo, thử thách 36 tháng; Trương Văn Hợp: 15 - 18 tháng tù; Dương Thị Lược: 9 - 12 tháng tù treo.
Là luật sư bào chữa cho Luyện nhưng LS Phạm Xuân Anh cũng phải bày tỏ sự đau xót với những tổn thất của gia đình nạn nhân và bất bình trước hành vi giết người, cướp tài sản dã man của Luyện.
Hành vi phạm tội của Luyện có xuất phát từ sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm của gia đình, thể hiện rõ khi cả gia đình cùng phải đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay. Tuy nhiên, theo quy định của Luật, dù Luyện phạm cùng lúc nhiều tội nghiêm trọng nhưng vì Luyện gây án khi đang ở độ tuổi vị thành niên nên Luật sư cũng đề nghị HĐXX tuyên phạt Luyện mức án như vị đại diện VKS đã nêu.
11h15: Luật sư bảo vệ cho phía bị hại bắt đầu trình bày phần bào chữa. Luật sư Phạm Văn Huỳnh nói: "Tôi đồng tình với VKS về bản luận tội. Tuy nhiên, ở bản cáo trạng còn nhiều phần tôi không đồng tình. Khi thực nghiệm hiện trường cần phải cho bị cáo ra và các nhân chứng có mặt. Nhưng điều này cơ quan điều tra chưa làm được".
Cũng theo ông Huỳnh, cáo trạng chưa đưa ra các tình tiết tăng nặng như: bị cáo Luyện giết trẻ em, động cơ đê hèn, giết nhiều người. “Hành vi đặt cháu Thảo lên giường cầm dao cắt cổ cháu thì không còn tính người. Ngoài ra, bị cáo còn cố tình thực hiện hành vi giết người tới cùng. Theo tôi, không cần truy tố y tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản do hậu quả đã được khắc phục trước khi truy tố".
Luật sư Phạm Chí Thanh tiếp tục bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại: "Chúng tôi đã đề nghị với cơ quan điều tra để được nghiên cứu hồ sơ trước đó nhưng không được đáp ứng. Tôi cũng nói luôn là thời gian ban hành hồ sơ vụ án cho các luật sư có vấn đề. Cáo trạng không thể hiện đến đến thời điểm nào, vụ án được phát hiện".
Luật sư Thanh cũng đưa ra nghi ngờ Trương Thanh Hồng chính là đồng phạm của Lê Văn Luyện bởi ngay sau khi vụ án xảy ra, các thông tin được đưa rộng rãi, không có lý gì mà bị cáo Hồng lại không biết có vụ án cướp vàng xảy ra.
Luật sư Thanh tiếp tục phân tích: lời khai của Lê Văn Luyện về quá trình đột nhập, hành động của y tại nhà anh Ngọc có điểm thiếu logic. Điều này thể hiện ở chỗ, Luyện khó có thể thông thuộc các nơi trong nhà và có thể cắt camera theo dõi, báo chống trộm... Luyện chỉ học hết lớp 9 và là thanh niên vùng quê. Luật sự đặt nghi vấn Luyện ở trên gác và một đối tượng khác ở dưới nhà, tắt cầu dao. Điều này phù hợp với lời khai của bị hại duy nhất sống sót là cháu Trịnh Thị Bích.
Luật sư Thanh nghi ngờ có người chuẩn bị tâm lý cho bị cáo Luyện bởi lẽ đến ngày hôm nay, bị cáo vẫn rất ung dung, béo tốt và không hề có thái độ ăn năn, hối lỗi.
Luật sư Thanh đề nghị HĐXX trả lại hồ sơ để tiến hành điều tra làm rõ hơn các nghi vấn của vụ án. Ngay sau phần bào chữa của luật sư Thanh, đại diện phía gia đình nạn nhân một lần nữa đứng lên đề nghị HĐXX trả hồ sơ để tiến hành điều tra lại, làm rõ các nghi vấn.
Tuy nhiên, đại diện Viện kiểm sát khẳng định, vụ án được điều tra theo đúng trình tự, quy định pháp luật và bác đề nghị của phía luật sư bị hại.
Đại diện gia đình bị hại cho rằng, trong vụ án này còn bỏ lọt tội phạm, một mình Luyện không thể ba đầu sáu tay để gây ra tội ác tày trời như vậy.
Lúc này đã là 12h50, bên ngoài phiên tòa trời vẫn lất phất mưa, nhiệt độ xuống thấp hơn buốt lạnh, tê tái nhưng sức nóng từ phiên tòa vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Những người thân của bị hại liên tục trình bày ý kiến với nhiều cảm xúc nghẹn ngào, căm phẫn.
12h55: Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần nghị án.
Trước khi HĐXX vào nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng.
Lê Văn Luyện nói muốn xin lỗi gia đình bị hại và mọi người, mong HĐXX giảm nhẹ mức án cho các bị cáo còn lại, bản thân bị cáo Luyện xin được nhận mức án cao nhất.
Dự kiến, 15h30, tòa sẽ tuyên án.
Hôm nay 11/1, TAND tỉnh Bắc Giang sẽ chính thức chuyển sang phần tranh luận. Nhiều người thân gia đình bị hại và các luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị hại tin rằng một số vấn đề mới trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng này sẽ tiếp tục được hé mở trong phiên tòa hôm nay.
Luật sư Trần Chí Thanh, đoàn luật sư Hà Nội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại, cho biết trọng tâm phần tranh luận ngày hôm nay, luật sư sẽ cố gắng làm rõ xem ngoài Luyện còn đồng phạm nào nữa hay không.
Phần tranh luận sẽ làm "nóng" phiên tòa sáng nay.
Đây là vấn đề được đặt ra ngay từ khi vụ án mới bắt đầu được khám phá. Ngay cả trước khi diễn ra vụ xử Luyện 1 ngày, cả ông nội của cháu Bích và ông nội của Lê Văn Luyện đều tin rằng một mình Luyện không thể đủ sức giết cả 3 người.
Trong phiên tranh luận, đại diện của bị hại sẽ đưa ra những quan điểm của mình về việc có hay không hung thủ thứ hai trong vụ án này, trình bày những điều còn chưa làm rõ trong quá trình điều tra.
Người nhà các nạn nhân đau đớn vật vã trong phiên tòa.
Cũng trong ngày đầu tiên xét xử, Luyện đã cúi đầu nhận tội và xin lỗi tới gia đình nạn nhân. Những giọt nước mắt lần đầu tiên rơi xuống từ khóe mắt của tên sát thủ máu lạnh. Đây là điều bất ngờ đối với những người trong phiên tòa bởi từ khi bước vào phiên tòa, trước sự phẫn nộ cao độ của nhiều người, Luyện vẫn bình thản đến đáng sợ. Ngay cả trong tiếng gào thét “Phải giết tên sát nhân Luyện”, “Mạng đổi mạng”, “Tên Luyện phải chết”… Luyện vẫn giữ một bộ mặt không bộc lộ cảm xúc.
Nhân chứng duy nhất của vụ án là cháu Trịnh Thị Bích, cũng là bị hại duy nhất còn sống sót, đã không có mặt. Mẹ của Luyện là bà Trương Thị Thơm và em trai bị cáo Lê Văn Luyện cũng không có mặt. Trước đó, có tin cho rằng sau khi Luyện bị bắt vì tội ác quá dã man, bà Thơm đã có dấu hiệu của bệnh thần kinh.
Phiên tòa phải dừng lại nhiều lần do thân nhân các nạn nhân quá bức xúc.
Người đại diện của gia đình bị hại cũng yêu cầu Lê Văn Luyện phải bồi thường 1.683.5 triệu đồng. Ngoài ra còn phải nuôi dưỡng cháu Trịnh Thị Bích suốt đời.
Ngày đầu tiên, phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện và các bị can đã kết thúc ở phần xét hỏi. Lê Văn Luyện và các bị cáo đều không biện minh gì cho hành vi phạm tội của mình. Ngay từ khi đại diện VKSND tỉnh Bắc Giang đọc bản cáo trạng, toàn bộ diễn biến vụ án man rợ được dựng lại, tái hiện tội ác dã man của Lê Văn Luyện khiến thân nhân các nạn nhân vật vã đau đớn, gào thét, gây náo loạn cả phòng xét xử.
Gia đình các nạn nhân không đồng tình với một số điểm của bản cáo trạng, cho rằng bản cáo trạng thiếu sót chi tiết chiếc túi xách và một chiếc điện thoại nữa của vợ chồng nạn nhân. Đặc biệt, thân nhân các nạn nhân phản ứng chi tiết trong lúc vật lộn giằng co với Lê Văn Luyện, anh Trịnh Thành Ngọc đã đâm nhầm vào chị Chín, vợ mình.
Hàng trăm người hỗn loạn chen lấn khi Lê Văn Luyện được đưa ra chở phạm đưa về trại tạm giam.
Mỗi câu trả lời của Lê Văn Luyện về thời khắc sát hại một người tại tiệm vàng Ngọc Bích khiến cả phòng xét xử hỗn loạn, phẫn nộ. Ông Trịnh Văn Tín, bố anh Trịnh Thành Ngọc, đề nghị HĐXX để Lê Văn Luyện nhìn lại di ảnh của những nạn nhân bị chính tay y giết hại. Luyện không một lần dám ngoảnh đầu lại.
Phần xét hỏi các bị cáo khác tại phiên tòa không có nhiều đột biến. Bị cáo Lê Văn Miên, bố của Luyện, không có ý kiến gì với phần cáo trạng dành cho mình cũng như tội danh bị truy tố mà chỉ thanh minh về việc không trình báo cơ quan chức năng sau khi phát hiện Luyện là hung thủ là muốn để khi nào bắt giữ được Luyện sẽ giao nộp cho cơ quan công an.
Hai vợ chồng bị cáo Lê Thị Định và Lê Văn Nghi chỉ một mực khai nhận rằng do ở vùng sâu, vùng xa không hiểu biết pháp luật và cũng không nghĩ rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật nên giờ mới phải đứng trước vành móng ngựa.
Bắt đầu từ 8 giờ sáng nay 11/1, phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện và các bị cáo tiếp tục diễn ra tại phòng xét xử số 2 - TAND tỉnh Bắc Giang. Sau phần tranh luận sáng nay việc nghị án và tuyên án sẽ diễn ra trong buổi chiều cùng ngày. Điều mà dư luận quan tâm nhất tại phiên tòa lần này là lời nói cuối cùng của sát thủ Lê Văn Luyện trước tòa trước khi HĐXX chuyển sang phần nghị án.
7h40: Lê Văn Luyện được đưa đến nơi xét xử. Người nhà nạn nhân tiếp tục lao vào quyết liệt đòi "ăn thua" với Luyện. Lực lượng cảnh sát phải đưa luyện vào phòng dành cho Kiểm sát viên và được bảo vệ nhiều lớp, chờ phiên tòa tiếp tục.
Bị gia đình nạn nhân "quây", Luyện được đưa vào phòng dành cho KSV, được cảnh sát bảo vệ nhiều lớp
Đáng chú ý, khi vừa được đưa từ xe chở phạm vào phòng xét xử, Luyện vừa ngồi xuống thì bị người nhà nạn nhân lao vào đánh nhưng các chiến sĩ cảnh sát bảo vệ đã đỡ đòn cho Luyện.
7h45: Luyện được đưa từ phòng Kiểm sát viên vào phòng xử án. Bất ngờ, Luyện nở một nụ cười khá tươi với một chiến sĩ cảnh sát.
7h50 HĐXX bắt đầu làm việc.
Tòa hỏi Hoàng Văn Trai và Đinh Văn Dư là những người đưa Luyện sang Trung Quốc. Hai người này nói rằng không biết Luyện gây án và bỏ trốn nên mới nhận lời đưa đi.
Nhân chứng Vũ Thị Miến: giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra nhưng xin bổ sung chi tiết khi phát hiện sự việc, trên tầng 2 nhà nạn nhân một cánh cửa sổ đóng, một cách mở.
Nhân chứng Hoàng Thị Liên: Cháu bị làm sao? - Cháu ngã ngoài Hà Nội,
Sao không khâu ngoài Hà Nội mà về đây khâu? Luyện không nói gì.
Nhân chứng Trương Văn Tám: Sáng 24/8, không thấy gia đình chị Chín dậy, tôi leo qua lan can sang tầng 3 nhà chị Chín, vén tấm rèm cửa sổ thấy chị Chín chết, tôi quay ra ngay, điện thoại cho mọi người.
Nhân chứng Đặng Hòa Nhã: Tôi bế cháu Bích xuống cầu thang, cháu rất tỉnh táo, còn hỏi bố cháu đâu, mẹ cháu đâu.
Nhân chứng Nguyễn Thị Nga: Tôi đến hiện trường, thấy bác Nhã đang bế cháu Bích xuống, tôi chạy theo hỏi cháu, cháu Bích nói thấy hai thằng úp mặt bố mẹ cháu vào tường, nhưng chi tiết này trong cáo trạng không có.
Thẩm phán công bố lời khai của cháu Bích:
Ngày 31/8, tại Bệnh viện Việt Đức, cháu Bích khai, thời điểm xảy ra vụ án, cháu thấy trong nhà có hai người, ngoài chú cao to, còn có một chú thấp hơn, tóc buộc sau gáy, dáng người nhỏ, cháu không quen, mặc áo sáng màu, cộc tay, quần màu tối, đi chân đất, cháu và bố mẹ cháu dậy đã mất điện nên không nhìn rõ mặt.
11h ngày 31/8 cũng tại Bệnh viện Việt Đức, Bích khai, cháu chỉ biết một chú đi vào phòng giật điện thoại trên tay cháu, chém cháu, và có cảm giác ngoài phòng còn một chú khác, cao hơn bố cháu nhưng gầy hơn. Khi nghe tiếng mẹ gọi trên tầng 3 cháu định chạy lên nhưng được mấy bước thì thấy con dao rơi xuống, cháu sợ không dám lên.
8h30, đại diện VKS lần lượt hỏi các bị cáo Lê Thị Định, Dương Thị Lược để làm rõ những tình tiết liên quan đến vụ án.
Luật sư Phạm Xuân Anh hỏi bị cáo Luyện:
- Ai là người đưa bị cáo đi Lạng Sơn mua dao, phớ và ba lô? - Bạn của bị cáo, tên là Giang.
- Con dao díp, đèn pin mua ở đâu? - Ở Lục Ngạn, Bắc Giang.
- Sau khi giết gia đình anh Ngọc, bị cáo lấy mấy lần? - Một lần.
- Lấy mấy ngăn? - 3 ngăn
- Tại sao ngăn còn lại không lấy nốt? - Tủ khóa nên không mở được.
LS. Nguyễn Anh Sơn hỏi bị cáo Hợp:
- Bị cáo nói với Luyện những gì? - Bị cáo hỏi Luyện "mày đánh nhau à hay lại dính vào chuyện cướp vàng?", Luyện chối.
Hợp thành thật nói, "tôi cũng là một nạn nhân của Luyện thôi, đã chia sẻ với gia đình bị hại nhưng không dám đến nhà mà ra cơ quan thi hành án nộp 5 triệu đồng".
Bị cáo Dương Thị Lược là người đầu tiên trong phiên tòa này nói lời xin lỗi gia đình bị hại, mong bị hại tha tội cho mình.
8h35: Vị đại diện Viện Kiểm sát hỏi về sự lệch nhau trong ngày sinh của Luyện, trong giấy khai sinh thì ghi 18.10.1993, trong hộ khẩu lại là tháng 3.1993. Luyện khai là do nhầm lẫn khi làm sổ hộ khẩu.
Công tố viên tiếp tục chuyển qua hỏi Trương Thanh Hồng và Dương Thị Lược, các bị cáo này thừa nhận nghi ngờ Luyện gây án nhưng không hỏi và sau đó thì biết rõ nhưng không báo công an vì sợ và vì tình càm họ hàng.
9h10: Luật sư bị hại hỏi Lê Văn Luyện những câu hỏi đi sâu vào chi tiết quá trình trước, trong và sau khi gây án. Luyện trả lời rành rọt từng chi tiết một mà không mảy may xúc động.
Các luật sư bảo vệ quyền lợi bị hại cho rằng bị cáo Luyện đã gây ra mất mát quá lớn cho gia đình nạn nhân.
Khi luật sư bị hại hỏi "Đứng ở đây, với tội ác quá lớn của mình bị cáo thử quay lại nhìn sự đau đớn của người nhà nạn nhân như thế nào?", Luyện cúi đầu im lặng.
9h48: Trong phần cuối xét hỏi, chủ tọa phiên tòa hỏi Lê Văn Luyện: "Gia đình bị hại yêu cầu bồi thường 1,63 tỷ đồng, trợ cấp cháu Bích suốt đời, bị cáo có suy nghĩ thế nào về ý kiến này?".
Bị cáo Luyện đồng ý bồi thường và chấp nhận tất cả yêu cầu của gia đình bị hại.
9h50: Kết thúc phần xét hỏi, vị đại diện viện kiểm sát công bố bản luận tội đối với các bị cáo.
10h15: Viện Kiểm sát cho rằng hành vi phạm tội của bị cáo Luyện là đặc biệt nghiêm trọng nên phải nhận mức án nghiêm khắc nhất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do Luyện phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi nên mức phạt cao nhất chỉ là 18 năm tù.
10h20: Do thời điểm gây án, Luyện đang ở độ tuổi vị thành niên, đại diện VKS đề nghị HĐXX mức hình phạt 18 năm tù về tội giết người, 18 năm tù về tội cướp tài sản, 6 - 8 năm tù về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt chung là 18 năm tù đối với Luyện, bồi thường 325 triệu đồng và trợ cấp nuôi cháu Bích với mức 1 triệu đồng/tháng.
Viện kiểm sát đề nghị hình phạt dành cho các bị cáo: Lê Văn Miên: 42 - 48 tháng tù, Trương Thanh Hồng: 24- 30 tháng tù; Lê Thị Định: 18 - 24 tháng tù; Lê Thành Nghi: 15 - 18 tháng treo, thử thách 36 tháng; Trương Văn Hợp: 15 - 18 tháng tù; Dương Thị Lược: 9 - 12 tháng tù treo.
Là luật sư bào chữa cho Luyện nhưng LS Phạm Xuân Anh cũng phải bày tỏ sự đau xót với những tổn thất của gia đình nạn nhân và bất bình trước hành vi giết người, cướp tài sản dã man của Luyện.
Hành vi phạm tội của Luyện có xuất phát từ sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm của gia đình, thể hiện rõ khi cả gia đình cùng phải đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay. Tuy nhiên, theo quy định của Luật, dù Luyện phạm cùng lúc nhiều tội nghiêm trọng nhưng vì Luyện gây án khi đang ở độ tuổi vị thành niên nên Luật sư cũng đề nghị HĐXX tuyên phạt Luyện mức án như vị đại diện VKS đã nêu.
11h15: Luật sư bảo vệ cho phía bị hại bắt đầu trình bày phần bào chữa. Luật sư Phạm Văn Huỳnh nói: "Tôi đồng tình với VKS về bản luận tội. Tuy nhiên, ở bản cáo trạng còn nhiều phần tôi không đồng tình. Khi thực nghiệm hiện trường cần phải cho bị cáo ra và các nhân chứng có mặt. Nhưng điều này cơ quan điều tra chưa làm được".
Cũng theo ông Huỳnh, cáo trạng chưa đưa ra các tình tiết tăng nặng như: bị cáo Luyện giết trẻ em, động cơ đê hèn, giết nhiều người. “Hành vi đặt cháu Thảo lên giường cầm dao cắt cổ cháu thì không còn tính người. Ngoài ra, bị cáo còn cố tình thực hiện hành vi giết người tới cùng. Theo tôi, không cần truy tố y tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản do hậu quả đã được khắc phục trước khi truy tố".
Luật sư Phạm Chí Thanh tiếp tục bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại: "Chúng tôi đã đề nghị với cơ quan điều tra để được nghiên cứu hồ sơ trước đó nhưng không được đáp ứng. Tôi cũng nói luôn là thời gian ban hành hồ sơ vụ án cho các luật sư có vấn đề. Cáo trạng không thể hiện đến đến thời điểm nào, vụ án được phát hiện".
Luật sư Thanh cũng đưa ra nghi ngờ Trương Thanh Hồng chính là đồng phạm của Lê Văn Luyện bởi ngay sau khi vụ án xảy ra, các thông tin được đưa rộng rãi, không có lý gì mà bị cáo Hồng lại không biết có vụ án cướp vàng xảy ra.
Luật sư Thanh tiếp tục phân tích: lời khai của Lê Văn Luyện về quá trình đột nhập, hành động của y tại nhà anh Ngọc có điểm thiếu logic. Điều này thể hiện ở chỗ, Luyện khó có thể thông thuộc các nơi trong nhà và có thể cắt camera theo dõi, báo chống trộm... Luyện chỉ học hết lớp 9 và là thanh niên vùng quê. Luật sự đặt nghi vấn Luyện ở trên gác và một đối tượng khác ở dưới nhà, tắt cầu dao. Điều này phù hợp với lời khai của bị hại duy nhất sống sót là cháu Trịnh Thị Bích.
Luật sư Thanh nghi ngờ có người chuẩn bị tâm lý cho bị cáo Luyện bởi lẽ đến ngày hôm nay, bị cáo vẫn rất ung dung, béo tốt và không hề có thái độ ăn năn, hối lỗi.
Luật sư Thanh đề nghị HĐXX trả lại hồ sơ để tiến hành điều tra làm rõ hơn các nghi vấn của vụ án. Ngay sau phần bào chữa của luật sư Thanh, đại diện phía gia đình nạn nhân một lần nữa đứng lên đề nghị HĐXX trả hồ sơ để tiến hành điều tra lại, làm rõ các nghi vấn.
Tuy nhiên, đại diện Viện kiểm sát khẳng định, vụ án được điều tra theo đúng trình tự, quy định pháp luật và bác đề nghị của phía luật sư bị hại.
Đại diện gia đình bị hại cho rằng, trong vụ án này còn bỏ lọt tội phạm, một mình Luyện không thể ba đầu sáu tay để gây ra tội ác tày trời như vậy.
Lúc này đã là 12h50, bên ngoài phiên tòa trời vẫn lất phất mưa, nhiệt độ xuống thấp hơn buốt lạnh, tê tái nhưng sức nóng từ phiên tòa vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Những người thân của bị hại liên tục trình bày ý kiến với nhiều cảm xúc nghẹn ngào, căm phẫn.
12h55: Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần nghị án.
Trước khi HĐXX vào nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng.
Lê Văn Luyện nói muốn xin lỗi gia đình bị hại và mọi người, mong HĐXX giảm nhẹ mức án cho các bị cáo còn lại, bản thân bị cáo Luyện xin được nhận mức án cao nhất.
Dự kiến, 15h30, tòa sẽ tuyên án.
Theo Dân Trí/ Bee/ Dân Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Viết cảm nhận của bạn